Là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều điều thú vị để cả người dân bản địa và du khách khám phá. Bên cạnh việc tham quan, mua sắm tại các khu vui chơi, trung tâm thương mại,… thì việc dành thời gian để khám phá Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng là sự lựa chọn mà nhiều bạn trẻ yêu thích. Cùng Tâm Sự Sài Gòn khám phá những điều thú vị về nơi được mệnh danh là “nơi sống ảo vạn người mê” này nhé!
1. Giới thiệu Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Sài Gòn là thành phố có lịch sử lâu đời. Nơi đây có sự pha trộn giữa nền văn hóa bản địa với nền văn hóa của nhiều các quốc gia khác từ châu Âu cho đến châu Á. Chính nhờ thế mà Sài Gòn luôn chứa đựng nhiều sự thú vị và các giá trị về kiến trúc, văn hóa, tác phẩm nghệ thuật. Và một trong những nơi giúp du khách khám phá được những điều tuyệt vời đó chính là bảo tàng.
Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Trái ngược với suy nghĩ bảo tàng là “khô khan”, “nhàm chán”, bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất Sài Gòn có sức hút cực lớn với du khách, đặc biệt là giới trẻ.
Hiện nay, bảo tàng đang lưu giữ và trưng bày hơn 21.000 hiện vật là các tác phẩm hội họa, điêu khắc, cổ vật mỹ thuật từ cổ đại – cận đại cho đến hiện đại. Bên cạnh đó, kiến trúc kiểu Âu – Á kết hợp cũng là một trong những điểm nhấn khiến bảo tàng càng thêm nổi bật, thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng.
Ảnh: @ngvmint
2. Lịch sử của bảo tàng
Trước khi trở thành bảo tàng Mỹ Thuật, tòa nhà này thuộc quyền sở hữu của ông Hứa Bổn Hòa (hay còn được gọi là chú Hỏa) – vị thương nhân gốc Hoa giàu có và nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn thời bấy giờ.
Tòa nhà là sự kết hợp hài hòa giữa hai phong cách kiến trúc là Châu Âu (Pháp) và Á Đông (Trung Quốc), được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp và thời gian xây dựng là 5 năm
Đến năm 1987, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh được ký quyết định thành lập, nhưng vì thiếu các hiện vật mà mãi đến năm 1992 Bảo tàng mới chính thức đi vào hoạt động, phục vụ du khách tham quan.
Thông tin về bảo tàng:
- Địa chỉ: 97A Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 8h00 – 17h00, từ thứ Hai đến Chủ Nhật
- Giá vé: Người lớn: 30.000Đ/vé, Học sinh, sinh viên: 15.000Đ/vé
- Phí chụp ảnh: Nếu chụp bằng điện thoại thì không mất tiền, chụp hình bằng máy chuyên nghiệp thì phụ thu 300.000Đ
3. Hướng dẫn đường di chuyển đến bảo tàng
Với vị trí đắc địa ngay khu tứ giác Bến Thành, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm tham quan thuận tiện để du khách ghé đến. Quanh khu vực này cũng có rất nhiều điểm tham quan du lịch khác, bạn có thể sắp xếp lịch trình di chuyển sao cho hợp lý.
Bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức di chuyển tùy theo sở thích và khoảng cách. Xe máy, ô tô, xe bus hay xe buýt hai tầng Hop On Hop Off Vietnam hoặc xe buýt ngắm cảnh Vietnam Sightseeing.
Nếu đi xe máy hoặc ô tô cá nhân: bạn di chuyển theo tuyến đường sau: Lê Duẩn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thái Bình – Phó Đức Chính.
Nếu đi xe buýt công cộng: chọn các tuyến có đi ngang Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh như: 01, 102, 34, 39, 38, 44, 86.
4. Giá vé và giờ mở cửa
- Giờ hoạt động: 8h00 – 17h00 từ thứ Hai – Chủ Nhật
- Giá vé:
Người lớn: 30.000Đ/vé
Học sinh, sinh viên: 15.000Đ/vé
Trẻ dưới 6 tuổi: Miễn phí
Phí chụp ảnh: Nếu chụp bằng điện thoại thì không mất tiền, chụp hình bằng máy chuyên nghiệp thì phụ thu 300.000Đ
5. Khám phá bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Kiến trúc Âu – Á độc đáo với những góc sống ảo siêu xịn
Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 tòa nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, kết hợp một cách hài hòa với nét phương Đông trong trang trí ngoại thất. Với tông vàng chủ đạo, làm nổi bật mái ngói âm dương màu đỏ với phần diềm mái được tráng men màu xanh lục cầu kỳ.
Ảnh: @irl.yolo
Càng đi sâu vào bên trong các tòa nhà, du khách cũng sẽ nhận thấy rất nhiều những tiết phương Đông và phương Tây được kết hợp với nhau. Những ô kính nhiều màu như trong nhà thờ theo phong cách châu Âu, sàn nhà được lát bằng gạch bông với các hoa văn và kiểu dáng đa dạng, cột nhà được ốp gốm, trần nhà được chạm khắc tinh xảo,…
Ảnh: @duybaong
Ảnh: @saly.talonpaitour
Mỗi góc, mỗi khung cảnh đều lung linh và cổ kính như những thước phim xưa và là background siêu “sịn” để bạn thoải mái bấm máy.
Vẻ đẹp ấy của kiến trúc bảo tàng cũng đã được công nhận vào năm 2012, Bảo tàng được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Ảnh: @chun__hiu
Ảnh: diiey2306
Xem thêm: Định vị 7 bảo tàng sống ảo cho ra lò những bức ảnh đẹp “xỉu lên xỉu xuống”
Thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật độc đáo
Hơn 21.000 hiện vật của bảo tàng được trưng bày trong các tòa nhà với các chủ đề riêng.
Tòa 1: được phân chia thành 2 mảng chính: mỹ thuật cổ, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống và mỹ thuật đương đại. Rất nhiều những bộ sự tập quý mà bạn có thể chiêm ngưỡng tận mắt như: “bảo vật quốc gia” tranh sơn mài Vườn xuân Bắc Trung Nam của họa sĩ Nguyễn Gia Trí rồi cả Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu, Kim Bạch, Đinh Rú,….
Tòa 2: trưng bày, triển lãm các tác phẩm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức nhiều tác phẩm của các họa sĩ Nga, Mỹ, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Tòa 3: trưng bày hiện vật mỹ thuật cổ – cận đại và thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam, gồm hiện vật nhiều chất liệu: gốm, đồng, gỗ, đá.
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: @did.wkfl
Ảnh: Khánh Huyền
Ảnh: @_a.lll.e.xx_
6. Các lưu ý khi tham quan bảo tàng
- Trang phục lịch sự, không đùa nghịch, nói to ồn ào
- Không sờ hoặc chạm vào các hiện vật
- Không được phép mang đồ ăn, thức uống vào phòng trưng bày. Giữ gìn vệ sinh cảnh quan trong bảo tàng
- Nếu du khách có nhu cầu quay phim, chụp ảnh dịch vụ phải liên hệ với nhân viên quầy bán vé để được hướng dẫn, đăng ký tính phí.
Khám phá Sài Gòn chưa bao giờ là hết thú vị và với bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, chuyến du lịch của bạn sẽ càng thêm thú vị hơn. Bên cạnh việc tìm hiểu và chiêm ngưỡng các tác phẩm thì đừng quên chụp những tấm ảnh đẹp thần sầu để lưu giữ lại nhé! Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời và thú vị tại đây.
Xem thêm: