Là một công trình nổi tiếng tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa thu hút lượng du khách đông đảo hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Vĩnh Nghiêm là một điểm đến quen thuộc, không chỉ với người dân Sài Gòn mà còn với nhiều du khách trong và ngoài nước. Tâm Sự Sài Gòn sẽ giúp bạn có thêm thông tin về ngôi chùa nổi tiếng này ngay sau đây nhé.
1. Giới thiệu về Chùa Vĩnh Nghiêm
Ngôi chùa cổ kính này nằm ở địa chỉ số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), phường 7,quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 1964 Chùa Vĩnh Nghiêm được bắt đầu khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 1971.
Ảnh:@ltt135
Khuôn viên của chùa rộng khoảng 6.000 mét vuông, bao gồm 3 khu chính đó là: Tam Quan, Tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp. Với kiến trúc mái ngói cong vút, từng chi tiết đường khắc, chạm trổ đều rất điêu luyện và tinh tế. Cùng với chùa Giác Lâm, chùa Xá Lợi, chùa Hoằng Pháp, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những ngôi chùa đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lịch sử ra đời chùa Vĩnh Nghiêm
Truyền lại rằng Chùa Vĩnh Nghiêm được hai Hòa thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiếm đã cho xây dựng chùa trong thời gian đi truyền đạo phật từ Bắc vào Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng dựa trên mẫu thiết kế của một ngôi chùa gỗ cùng tên ở tỉnh Bắc Giang.
Chùa Vĩnh Nghiêm được kiến lập rất lâu từ đời vua Lý Thái Tổ, ngôi chùa đã trở thành trung tâm truyền bá Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng dưới thời Trần. Đặc biệt, ngôi chùa hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều di vật từ cổ xưa có giá trị, một trong số di vật ấy đã được UNESCO vinh danh là di sản ký ức của nhân loại đó là: “Ván kinh chùa Vĩnh Nghiêm”.
Ảnh: @quynhngnh
Vào năm 1964 Chùa Vĩnh Nghiêm được bắt đầu khởi công xây dựng. Đến năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản được hoàn thành với các hạng mục bao gồm: Tòa tháp trung tâm, Phật điện, Bảo tháp Quán Thế Âm cùng các cơ sở để dành riêng cho những hoạt động xã hội.
Còn lại các trình, các tháp như: Bảo tháp Xá lợi cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương Trượng đường, Khách đường v.v.. được thêm vào thời gian sau này. Ngày nay, chùa Vĩnh Nghiêm là một điểm đến quen thuộc, không chỉ với người dân Sài Gòn mà còn với nhiều du khách trong và ngoài nước khi du lịch nơi đây.
Có thể bạn quan tâm: 6 ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn
3. Thông tin về giờ mở cửa chùa
Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng độc đáo nhất thành phố Hồ Chí Minh, một không gian thanh tịnh giữa những tòa cao ốc hiện đại. Sau đây là thông tin giờ mở cửa chùa Vĩnh Nghiêm để thuận tiện cho du khách tham quan và hành hương, giờ mở cửa chùa thường là 7h00 và đóng cửa thường là 21h00 hàng ngày.
Hiện tại Chùa Vĩnh Nghiêm không thu bất kì khoản phí nào khi vào chùa, mọi người có thể đến tham quan hay hành lễ, hành hương tại đây vào thời gian mở cửa của Chùa.
Hướng dẫn đường đi đến chùa tại đây
4. Khám phá kiến trúc độc đáo tại Chùa Vĩnh Nghiêm?
Cổng Tam quan
Cổng Tam Quan là công trình kiến trúc rất quy mô và đồ sộ được thiết kế với mái ngói đỏ theo kiểu truyền thống uốn cong. Đứng từ đây, du khách sẽ được ngắm nhìn bao quát khung cảnh bên trong của ngôi chùa. Sân chùa rất là rộng, đối diện với cổng Tam quan là Tòa nhà trung tâm và bên trái của sân chùa là ngôi bảo tháp 7 tầng.
Tòa nhà trung tâm
Đây là một công trình kiên cố và uy nghiêm bao gồm 1 tầng lầu và 1 tầng trệt. Tầng trệt có 2 phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng cao 3,2 mét và phần trong nằm dưới Phật điện cao 4,2 mét. Bên trong được chia thành nhà thờ Tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học.
Từ sân chùa, sẽ phải đi lên 23 bậc cầu thang để dẫn lên tầng lầu của tòa trung tâm bao gồm Phật điện và Tháp Quan Thế Âm. Sân thượng rộng khoảng 10 mét vuông, phía tay phải có một gác chuông và treo một đại hồng chung. Kiến trúc được xây theo kiểu chữ công.
Ảnh: sưu tầm
Bái Điện nguy nga dài 35 mét, rộng 22 mét và cao 15 mét. Chính giữa điện là điện thờ Phật Thích Ca, còn bên trái có Bồ Tát Văn Thù và bên phải là Bồ Tát Phổ Hiền. Các công trình trạm khắc gỗ ở đây đều rất mới lạ và riêng biệt, đặc biệt là các phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và các nước Châu Á. Ở hàng hiên hai bên lối vào, mỗi bên có để một pho tượng Kim Cang tương đối lớn.
Tháp Quan thế âm
Nằm ngay bên trái khi đi từ cổng chùa vào gồm 7 tầng và cao gần 40 mét. Đây là một trong những ngôi tháp đồ sộ nhất Việt Nam. Lên đến đỉnh tháp bạn sẽ rất bất ngờ về 9 bánh xe vòng tròn, hơn nữa nơi đây còn được thiết kế với kiến trúc nhiều hình khối tròn gọi tên là Long Xa và Quy Châu.
Ảnh:@chauthach84
Xem thêm:
Tháp Xá Lợi Cộng đồng
Được xây thêm vào năm 1982 có 4 tầng cao 25 mét. Phía sau Phật Điện có tháp Xá Lợi. Tháp Xá lợi có kiểu kiến trúc rất độc đáo và đây là nơi để tro cốt người đã khuất mà thân nhân người mất gửi và giữ gìn ở chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn.
Tháp đá Vĩnh Nghiêm
Bạn sẽ nhìn thấy tháp ở ngay bên tay phải ngay khi bước vào cổng chùa, được xây dựng vào năm 2003 để thờ cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm là một trong hai vị cao tăng đã sáng lập ra chùa. Đây được coi là ngôi tháp đá đầu tiên của miền Nam cũng như đứng trong danh sách những ngôi tháp đá lớn nhất và cao nhất Việt Nam.
Ảnh: Chùa Vĩnh Nghiêm
Khi đặt chấn đến chùa Vĩnh Nghiêm bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí vô cùng thanh tịnh và bình yên, giúp con người ta cảm thấy lòng mình được thảnh thơi, không xô bồ giữa chốn đông người. Nếu có dịp ghé thăm Sài Gòn bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội tham quan ngôi chùa nổi tiếng này nhé.
Xem thêm những ngôi chùa khác ở Sài Gòn: